Văn bằng 2 Trường đại học Nha Trang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Ký sự Kiên Giang

3 posters

Go down

Ký sự Kiên Giang Empty Ký sự Kiên Giang

Bài gửi by nobita 25/6/2010, 4:17 pm

Blog Entry Kiên giang "ký sự"
Jul 23, '08 6:25 AM
for everyone

Dư âm của chuyến đi Kiên giang đã vơi gần hết sau gần một tháng trở về Nha trang rồi, và thực lòng mình giờ đây ngồi kể lại chuyến đi ấy lại trở thành việc vô cùng ngại ngùng.

Vì little-girl nóng lòng muốn nghe câu chuyện này, nên mình đành kể vậy, đặt cái tít "Kiên Giang ký sự” cho nó hoàng tráng .

***

Hành trình

Nhận được giấy mời giảng, mình làm thủ tục xuống Kiên giang. Hành trình bắt đầu từ Nha trang trên xe khách của hãng Mai Linh. Bạn bè bảo "mình được cái thù dai" . Hãng Mai Linh mà biết chuyện này liệu họ có tiếc không nhỉ. Số là mình mang một đống đồ lỉnh kỉnh, đồ cá nhân đã đành lại mấy túi bài thi vật vã mang theo với hy vọng làm xong vào giờ rảnh rỗi tại KG.

Thế là bắt đầu hành trình khổ ải của mình- số con bò- là vì đi đâu cũng mang nhiều đồ. Đi xe Mai Linh, được lợi là không mất tiền trung chuyển giữa các bến, nhưng nỗi khổ của mình cũng từ đấy.

Tay xách nách mang vali và túi đựng labtop, mình không sao bê được chúng cùng một lúc. Các chàng tài xế Mai Llinh lịch sự, coi trọng quý khách lên hàng đầu mặc xác mình, đến khi nhờ và thì khó chịu bảo "quan điểm của Mai Linh là hành khách tự lo lấy đồ".

Chẳng cần đặt chỉ tiêu này nọ, thì chỉ cần với tư cách một gen-tờ -lờ -mần thì cũng phải giúp đỡ phụ nữ chứ!

Mình dài dòng kể vụ này vì không phải mỗi trung chuyển tại Nha trang, mà đến SG. Xe đi từ bến xe Miền đông chuyển sang bến xe Miền Tây, trung chuyển đến 3 lần. Mỗi lần như thế mình cười như mếu, vì xe trung chuyển nhỏ, hành khách đông, ai cũng lo lấy chỗ, đến khi mình lếch thếch kéo được đồ nghề của mình đến nơi thì xe đầy.

Ai đã đến bến xe Miền tây chắc nhớ cái bẩn kinh hồn của cái bến xe này. Mình có thể nói đã đi khá nhiều nơi, từ Tây Bắc cho đến SG và lần này đến KG. Rồi từ Indonesia, Singapore đến HQ, không đâu có cái bến xe trứ danh như cái bến xe Miền Tây này. Ngay tại SG, mà mình bẩn như trâu vì cái vali, và bến xe toàn bùn với vũng. Lái xe khó chịu vì cái vali này của mình. Thật tệ cho mình, là mình quên béng mất xe ML không có cốp xe.

Sau chuyến đi này cũng là lúc mình quyết định không thèm đi ML nữa, cho dù mình có đi người không.

Lần thứ 2 mình đi Miền Tây. Cảm giác khó tả bởi nhìn thấy các dòng sông lớn cuồn cuộn chảy mang theo mầu nâu đục cùng với lục bình trôi. Những ngôi nhà tạm bợ nằm rất thấp cùng với rất nhiều cây. Cảm tưởng chỉ một trận mưa thật lớn là nước đã vào đến tận nền nhà.

Các loại bánh trái và trái cây cũng làm mình hoa mắt. Mình tiếc là không có máy ảnh để chụp cái bến xe Miền Tây trứ danh cũng như cái điểm dừng của rất nhiều xe đi MT, nơi có những sạp trái cây nhìn rất bắt mắt, các chùm nem treo lủng lẳng và rất nhiều loại bánh.

Có vẻ như người ở nơi đây trắng trẻo và cao hơn dân Bắc hay ở Miền Trung. Phụ nữ trẻ nhìn mặt thanh, còn các cô bác lớn tuổi có khuôn mặt "thịt" vàu nhiều người săm mắt rất to. Nhiều người săm môi và làm móng tay, móng chân hơn dân ngoài bắc. Cách ăn mặc cũng khác. Điều mình ngạc nhiên nhất là phụ nữ ở đây có vẻ chăm chút cho bản thân nhiều hơn ngoài kia.

Ngoài kia người phụ nữ một khi đã lấy chồng, niềm hãnh diện của cô ta là chồng và con chứ không phải bản thân mình, nên rất nhiều người lơ là bản thân sau khi đã “lừa” được chàng vào “bẫy” . Và sau đó họ chỉ còn biêt nhiều đến gia đình. Mình ngạc nhiên thấy những người phụ nữ có vẻ lam lũ cũng sơn móng tay, móng chân rất chăm chút ở nơi đây.

Đường đi xa hơn mình tưởng. Rất may là mình làm quen với một bạn đường xinh xắn, người KG kém 4 tuổi. Bọn mình nói chuyện nhiều về tôn giáo (em ấy theo đạo Tinh lành và rất ngoan đạo), làm cho mình biết thêm một chút ít về tôn giáo này. (Bọn bạn mà biết kiểu gì cũng cười mình thối mũi vì ý tưởng muốn theo một tôn giáo nào đó của mình).

Đường đi miền Tây tệ hơn mình tưởng nhiều. Nhiều đoạn xe nhẩy chồm chồm. Có lẽ mình đã quen với con đường quốc lộ 1, đi khá êm, không biết, nhưng biết đâu đây cũng là QL1 nhỉ?! Mà thôi không than về đường xá, giao thông nữa, vì cứ nói đến là nhớ cảnh các con phố tại SG quây lại nham nhở để sửa đường mà phát ớn.

Cuối cùng mình đến KG lúc gần 3 giờ chiều sau suốt hành trình từ 9.30 tối hôm trước.

Kiên giang

Kiên Giang rộng hơn NT. Khu mình ở nhìn ra đường, qua một dẫy nhà là một dòng sông khá lớn, cùng một mầu phù sa và lục bình trôi.

Mình đi dậy như đi cày. Ngày 3 ca, dậy 3 lớp khác nhau. Nếu không vì việc này, mình nghĩ ít nhất mình cũng thích ở KG dậy thật lâu.Chỉ dậy thôi và tránh xa tất cả các thứ đau đầu khác.

SV ở đây khá ngoan so với SV ngoài Bắc. Nét bộc lộ rất rõ ở họ là sự chân chất. Và có lẽ vì thế cũng không thể đòi hỏi sự galăng hay biết ý được. Có lẽ vì sự khác biệt này mà mình gặp tình cảnh khá khôi hài.

Mình đứng cả ngày, chân rất đau và cổ họng thì bỏng rát. Vì việc sắp xếp lịch không được tốt. Đáng nhẽ dậy cho các SV này khi họ vào năm thứ 3, thì mình lại "được" dậy họ ngay khi ở năm 1và 2. Họ chưa học các môn điều kiện khác. Và mình không thể bỏ về đợi dậy môn khác đã, sau khi mình đã đi chừng ấy đoạn đường đến KG.

Các SV thay nhau đến đón mình và mang projector đến lớp học cách đó chừng 4-5 km. Đến lúc về, sv để mình cặm cụi xách projector và một vai mang cặp đựng máy tính của mình lên tận tầng 3. Mình nói, các bạn mới xách lên, còn không thì mặc kệ cô. Nói nhiều mình đâm ngại, và đưa ra đề nghị này không phải một lần. Thật ngốc và không tinh ý chút nào các cậu SV to xác và rất tồ.

Điều mình thấy rất thú vị là thấy rất nhiều người đàn ông to lớn với khuôn mặt khá dầy, còn được gọi là mặt thịt ở nơi đây. Điểm này nổi bật rất nhiều so với vóc người nhỏ thấp của đàn ông phía ngoài này. Và mình đã làm một thăm dò những người nhỏ bé mình gặp ở KG bằng cách hỏi quê. Rất nhiều người trong số họ gốc ngoài Bắc di cư Wink. Nói với P, và mô tả cho P hiểu điều mình thấy rất chung khi hai đứa ra ngoài ăn vặt. Nó ngạc nhiên vì điều mình nói. Mình nghĩ có lẽ do mình ở xa đến và thấy rõ chăng. Và mặc dù ý niệm phân biệt, kỳ thị không có trong mình, nhưng những người đàn ông mình tiếp xúc được khi mình đến nơi đây không mang lại nhiều thiện cảm.

Mình có nhiều tình cảm với quang cảnh thành phố này. “Nơi tình yêu” bắt đầu ở mình thường là "màu sắc" của thành phố, một nơi nào đó. SV sợ mình đến từ thành phố biển nước xanh ngọc bích mát mẻ hiền hòa Nha trang sẽ chê cái màu nước biển đục ngàu mầu bùn của KG. Nhưng mình yêu cái không gian thoáng đạt, hơi gió lạnh và cái mênh mông của một vùng trời nước. Kiên Giang lấn biển được nhiều quá. Có lẽ diện tích khu lấn phải bằng với diện tích cũ của thành phố.

Chiều đi dậy về, một số bạn SV chở mình đi loanh quanh ngắm thành phố. Khu phố cũ khá náo nhiệt và phát triển, nhưng vẫn còn bóng dáng những nét quy hoạch cũ. Dẫu sau cũng nhìn không tệ như những đường phố quanh co không biết lối ra ở HP, HN, SG, thậm chí nhiều nơi ở NT. Nhưng đến khu lấn biển, chỉ thấy nhà hàng, khu nhậu nhẹt, các chung cư xây vội vã và thiếu quy hoạch. Dân KG cũng thích ra ngồi ở công viên đang xây dở ngắm mặt trời lặn. Gặp rất nhiều người ở đây cùng bạn bè gia đình và kéo theo đồ ăn. Và sau đó là la liệt các hộp đựng thức ăn, túi nilong còn sốt lại trên các gò chỗ mọi người ngồi lúc bắt đầu xẩm tối. Nhìn những cảnh này, trong mình tràn đầy một cảm giác gì đó gần như là tiếc. Tiếc đất.

Cũng tại KG này mình gặp B. Cô gái rất xinh xắn, sắc sảo. B đến đưa mình đi thăm thành phố, ăn những món ăn đặc trưng của KG như các loại bánh, bún mắm...Nhưng có lẽ điều mà thấy rõ nhất đến giờ này mình cảm giác có thể phát biểu đó là đặc trưng mà khi nói đến dân tộc mình, phải nói đến mắm.

Không ai thích mắm dính vào tay, vào quần áo. Nhưng món ăn mà thiếu mắm, coi như mất hẳn hương vị. Dân Hàn tự hào về rất nhiều loại kimchee mà họ có,thì dân Việt có thể tự hào về mắm. Từ Bắc vào Nam đủ các loại mắm khác nhau. Ở ngoài bắc mình hay ăm mắm tép, mắm cua, mắm tôm. Món ăn hàng ngày không thể thiếu nước mắm.

Miền Trung chính ra mình không biết nhiều mắm. Chỉ biết có mắm ruốc tại NT này, mắm tôm chua tại Huế.

Vào KG, mình được ăn lẩu mắm, bún mắm. Cũng là một cái tên nhưng mỗi nơi có một vị khác nhau. Mình nói đặc trưng này, chắc C phải bịt mũi vì có rất nhiều loại mắm cậu ta không ngửi được. Nhưng rõ ràng mình tin điều đó khi nhận thấy sự tồn tại của các loại mắm khác nhau ở những nơi mình qua.

Quay lại B. Có lẽ từ mối quan hệ cô-trò đã chuyển sang một mối quan hệ khác mà mình cảm thấy rất vui vì điều đó. Sự chuyển tiếp này không đến từ việc mình chỉ hơn B một tuổi, mà vì nhận xét của mình về cuộc sống chăng? Để cảm mến nhau, nhiều khi cũng chả cần nhiều lí do, nhưng mình thấy rõ sự mở lòng của B với mình rất nhiều sau lời nhận xét ấy.

B đã có một con gái 4 tuổi. NHiều điều chắc chắn B từng trải hơn mình. Là một cô gái đẹp và cũng lập gia đình sớm, nên B gặp phải nhiều chuyện khác hơn mình chăng?

Em bây giờ có hai mối quan tâm nhất; Tiền và con gái em. Em nghĩ cô sẽ nghĩ khác và sẽ thay đổi nhiều khi có một gia đình. Điều cô trăn trở, suy nghĩ thật tốt, nhưng quá lí tưởng.

Mình chợt thấy B thật có lí. Với cuộc sống khắc nghiệt và quá ít cơ hội cho phép anh được làm lại một khi mắc phải sai lầm, đặc biệt là phụ nữ tại nơi đây. Với những bất công, và quá nhiều chi phí gánh nặng càng ngày càng nhiều, đặc biệt là trong tỉnh cảnh lạm phát tăng khủng khiếp hiện nay. Người ta phải đối mặt với những điều đó tưởng như đã là quá mệt mỏi. Đấy là chưa kể đến việc khi có bệnh tật, và sự ích kỷ tha hóa ngày càng nhiều, thì những suy nghĩ của mình gần như là một sự xa xỉ. Và nếu nói ra, có khi lại bị gán cho một số mỹ từ nào đó, hoặc nếu nói nhiều, thậm chí dẫn đến cảm giác bất lực và bất mãn.

NTU

Nói về chuyến đi này mà không đề cập đến NT University gọi tắt là NTU, còn tên cũ là UoF, thì coi như mất hẳn nửa phần thú vị. NTU có một phân hiệu tại KG, xác định làm trường đỡ đầu cho KG, sau khi thành một cơ sở đạo tạo "trưởng thành" rồi thì giao lại cho tỉnh.

Phân hiệu của NTU là một toà nhà 3 tầng khiêm tốn, có xuất thân là một khách sạn. Tầng một dành cho việc tiếp khách, để xe và văn phòng làm việc của phân hiệu. Tầng 2 đào tạo và một hai phòng để không cho GV dậy xa đến ở. Nhưng có lẽ chả bao giờ có đủ người ở xa về dậy, nên tất cả tập trung ở tầng 3 gồm vài phòng cho GV ở, trong đó có 3 phòng khép kín, còn lại dùng chung nhà vệ sinh và nhà tắm. Mình được hân hạnh dùng chung công trình phụ với mấy nam GV.

Mỗi phòng gồm có một cái bàn, một giường, một cây phơi quần áo, 5 cái mắc áo và một mắc đóng trên tường,1 đèn neon.Có duy nhất một ổ điện dùng để cắm đèn ngủ, nếu có nhu cầu sạc phin máy tính, mà điện thoại hết pin thì cũng phải chờ hi hi. À còn có một cái quạt nữa mới được mắc trước đó chừng 2-3 tháng, trong khi phân hiệu ra đời tại đây được hơn 3 năm.

Ngoài hành lang có một chỗ mở rộng, kê một bình nước nóng lạnh có một cái cốc, một quạt, một bàn uống nước với 3 chiếc ghế, một TV và một bàn ủi quần áo. Mình đã lo xa mang con dao nhỏ để ăn trái cây, thế mà không nghĩ đến chuyện mang thìa và cốc đi uống cà phêSmile. Tất cả các GV đến đây dạy, dùng chung cái “phòng khách” ấy.

Một cô giáo khá lớn tuổi đến trước mình kể chuyện khi Sv hỏi chỗ cô ở có đầy đủ không? Cô trả lời "cái gì cũng thiếu, trừ 2 cái thông báo thì đủ"

Hai thông báo được dính trên tường. Một là thời khoa biểu, và một là ghi chú tiền thanh toán.

Cái thứ hai rất đáng chú ý vì:

tiền xe ôm: 10.000 VNĐ/5 tiết

Tiền sinh hoạt phí: 50.000VNĐ/ngày

Mình đi xe ôm một hôm, do giọng nói khác mà được xe ôm nói phải trả 10.000 /lượt. Cô giáo đến trước mình nói, cô mặc cả là đi liên tục suốt thời gian cô dậy, cô phải trả 15000/ 2 lượt, có nghĩa là dù dậy 3 hay 5 tiết, nhưng mỗi buổi dạy cả đi và về cô phải trả 15.000, cao hơn định mức 5000.

Mình nói với các bạn SV để mình tự đi vì có tiêu chuẩn, nhưng các bạn sáng nào cũng phải đến lấy projector, nên đề nghị chở mình luôn.

Mấy hôm trước, hiệu trưởng "vi hành" vào thăm phân hiệu. Tưởng hiệu trưởng muốn đi sâu đi sát tình hình để đề ra khung chi tiêu nội bộ trong trường cao hơn, cho cánh giáo viên "cày cuốc" đỡ cực hơn và sống cũng đàng hoàng hơn, ai dè, hiệu trưởng hỏi thăm tiền đi xe ôm được biết người đó phải trả 8000/lượt, hiệu trưởng bảo, thế thì đi xe đạp cho đỡ tốn, và 2 xe đạp được ra đời tại phân hiệu này.

Mình rất muốn hiệu trưởng đi ăn cơm bụi, chọn cho mình một cái phòng bình thường nhất, sống một đời sống của người GV đi dậy xa nhà để có những quyết định thiết thực thay vì "học tập đạo đức HCM, dậy người khác cần kiệm liêm chính" mỗi thứ 2 đầu tháng. Nhưng hiệu trưởng đi vi hành, ăn cơm nhà hàng, ngủ khách sạn, và tất nhiên cũng chẳng đi xe ôm đến cơ sở như bọn mình để dậy, vì thế, Ngài dậy đạo đức hàng tháng thật hay!

"Tai nạn"

Cũng vì nơi ăn chốn ở tại phân hiệu của NTU mà mình gặp chuyện ấm ức muốn chết.

Có 2 nhà vệ sinh chung. Được hai hôm thì không biết tác phẩm của ai mà một nhà VS tắc. Mình thấy đóng cửa im ỉm, nhưng cũng không dám mở sợ có người.

Một hôm thấy cửa mở, mình kéo cánh cửa mở to, thì lãnh đủ các mùi xú uế và làm ô uế cả đôi mắt của mình nữa. Phải đóng nhanh cửa lại.

Tất nhiên GV ở đây đi dạy như trâu bò rồi, không thể lo được việc đó. Hơn nữa có người làm vệ sinh, lo nước uống của phân hiệu phải làm việc đó.

Mình gặp cô nhân viên được phân công nhiệm vụ này tại hành lang. Chưa kịp nói gì cô đã bịt mũi và chỉ vào nhà vệ sinh tỏ ý rất ghê tởm và nói “thầy cô nào đi…tệ quá”

Cười không nói nổi điều gì vì thấy vô lí tệ vì câu nói đó, mặc dù mình không phải là tác giả.



Mình đánh vật với nhà tắm. Mỗi lần tắm là lại tắc. Mỗi lần tắm mình phải xoay xở với cái phòng bé tí tẹo hơi tí ngập nước và một cái chậu vỡ. Mình mang theo quần áo dơ, xà phòng giặt và tất cả các thứ liên quan. Tất nhiên là cả điện thoại nữa đến cái phòng tắm (công cộng) đó.

Đang tắm thì cô em gọi điện thoại. đứng buôn chán, chuyển sang ngồi buôn. Mình ngồi dựa vào tường buôn với em.

Đột nhiên cánh cửa giật giật. mình chưa kịp phản ứng gì thì cửa mở. Tất cả những việc mình cần làm là hét lên và hạ vai cho thấp xuống đôi gối của mình để che trạng thái naked hoàn toàn.

Đó là chồng cô nhân viên lên làm vệ sinh. Mình bị “bóc tem” bởi một ông già hom hem, trong một hoàn cảnh chả có gì là lãng mạn như mình đã từng tưởng tượng.

Ông ấy dập ngay cửa vào và lúng búng xin lỗi.

Mình tiếp tục công việc của mình.

Mấy phút sau, trong tiếng nước xả và tiếng vang vang của toà nhà 3 tầng là tiếng cô nhân viên xin lỗi cho sự vô ý của chồng và do mình cải cửa không chặt nên để ông ấy giật ra được. Tự yên cở mở được là lỗi mình không đóng chặt cửa, trong khi tất cả các cửa ở đây đều ọp ẹp. Mình cũng không hiểu sao nghe tiiếng nói chuyện trong nhà tắm, cửa mở mà ông ta cố gắng giật cửa ra làm gì.

Cú thế không biết! Mình chưa biết phải xử lí thế nào khi xong việc của mình.

Lúc ra khỏi nhà tắm, gặp bà vợ (mình rất không ưa người phụ nữ này, nhất định có một ngày mình sẽ tả về loại người này, mình nói loại vì có nhiều cái chung quá của những người do xin xỏ , quen biết mà có một chỗ làm được gọi là nhà nước và họ có một thái độ với công việc … vô cùng tệ hại), mình không nói gì. Đến khi xuống dưới, ra ngoài, mình gặp ông chồng. Năm mình hai mươi, mình sẽ phản ứng thế nào? Chắc là cũng chỉ được như ông này mà thôi. Ông ấy cúi mặt xuống đất, ngượng ngùng không dám nhìn mình, cử chỉ lúng túng.

Thế là mọi bực mình của mình tan hết, vì thấy tội nghiệp, thấy tội lỗi như thể chính mình là người mở cửa.

Có lẽ tự tin với việc che chắn còn tốt hơn cả Venus khi ông ấy mở cửa qua tư thế ngồi của mình và với thái độ này của ông ấy mà mình quyết định phá vỡ sự ngượng nghịu mỗi khi gặp mình bằng cách tỏ ra bình thường, hỏi chuyện ông ấy bình thường.

AM nói với mình. Venus không hề e lệ và ngượng nghịu ở trạng thái naked và có những người xung quanh. Dáng vẻ của nàng không phải là e lệ, vì phản ứng thông thường của phụ nữ trong những trường hợp như vậy, họ sẽ co người lại. Nhưng nếu hành động như thế, thì làm gì còn có bức tranh này.

Mình nghĩ hơi khác một tí. Có lẽ Venus tự tin là đã che chắn đủ chỗ “cần thiết”, nên mới có thể đứng như vậy.^_^

Kết thúc

Cuối cùng mình cũng dạy xong, và mải miết về SG ngay sáng hôm sau vì có công chuyện. Một buổi tối cuối cùng tại KG rất thú vị với mẹ con B, H, bạn trai H đi cùng nữa ăn tối rồi uống café. KG đang là mùa mưa, nhưng mình đến suốt thời gian đó không dính mưa cho đến tận tối cuối cùng này. Mình biết mọi bực dọc nếu có rồi cũng sẽ bị thời gian xóa nhòa, ngay cả với “người thù dai” như mình. Cái còn lại là thành phố, là sự ấm áp của hai cô gái, là sông nước nơi đây.

Có người sẽ hỏi, vậy bạn còn muốn quay lại KG không?

Mình sẽ trả lời là có.


Tham khảo tại đây
nobita
nobita
Tân binh

Tổng số bài gửi : 14
Điểm : 29
Reputation : 0
Join date : 12/12/2009
Age : 45
Đến từ : Kiên Giang

Về Đầu Trang Go down

Ký sự Kiên Giang Empty Bức xúc quá

Bài gửi by vietip 28/6/2010, 9:42 am

Cám ơn bạn Nobita đã đăng cho lớp xem
Bức Xúc Quá .
Thưa Cô
Cô có thể dạy chúng em môn này, nhưng chúng em có thể dạy lại Cô môn khác. Chẳng qua là mỗi người đều có một sở trường riêng của mình mà thôi. Chúng em là dân miền tây thật thà nên mới bị Cô chửi: "Thật ngốc và không tinh ý chút nào các cậu SV to xác và rất tồ". Chứ nếu khôn ngoan như cô thì chắc không bị chửi rồi. Thưa Cô, Cô đi công tác toàn là Thành phố mà cô than thở như trâu bò rồi. Con chúng em đi công tác toàn là vùng sâu vùng xa, có những nơi không có đường xe chạy, gặp trời mưa là phải săn quần, cầm dép lên để đi..

vietip
Trung tá
Trung tá

Tổng số bài gửi : 112
Điểm : 165
Reputation : 2
Join date : 03/11/2009

Về Đầu Trang Go down

Ký sự Kiên Giang Empty Re: Ký sự Kiên Giang

Bài gửi by Khachuy777 16/8/2010, 10:51 am

Co giao co cai nhin that ty my tung nhung chi tiet nho,... Li do nay se lam co giao in sau hon hinh anh Kien Giang trong tam tri... Minh khong muon binh luan ve nhan xet cua Co giao dung hay sai. Dau sao, day cung la nhung suy nghi rat that cua Co giao de chung ta tham khao!!!

Khachuy777
Tân binh

Tổng số bài gửi : 1
Điểm : 1
Reputation : 0
Join date : 16/08/2010
Age : 46

Về Đầu Trang Go down

Ký sự Kiên Giang Empty Re: Ký sự Kiên Giang

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết